Văn hóa thưởng trà của người Việt đã có lịch sử rất lâu đời. Theo quan niệm xa xưa trà chỉ được các tầng lớp quý tộc quyền quý cao sang sử dung. Khi dâng trà phải nâng tách trà bằng hai tay, thưởng trà phải trong không gian thoáng đãng, có cảnh, có người hòa quyện với nhau. Cùng tìm hiểu thú thưởng trà xưa và nay của người Việt để thấy được sự phát triển của văn hóa Trà Việt.
Văn hóa thưởng trà thời xưa
Văn hóa uống trà đã được hình thành và phát triển khoảng hơn 4.000 năm ở Trung Hoa. Từ ngàn đời nay người dân đã truyền tai nhau câu chuyện được coi như huyền sử mang dáng vẻ thần thoại hơn là sự thật. Đó là khi vua Thần Nông khi tuần thú phương Nam đã vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi. Thứ nước này làm cho tinh thần của ngài sảng khoái phấn chấn nên ông đã gọi đó là ” chè “.
Còn có một truyền thuyết khác đó là có một nhà y khoa thành thạo đã khám phá ra chè là một loại thảo dược vào năm 2737 trước công nguyên khi có vài chiếc lá cây rơi vào ấm nước đang đun sôi của ông. Sau khi uống thử ông đã phát hiện mình có một năng lực kỳ diệu… Ngay lập tức ông xếp cây chè vào danh sách các loại thảo dược.
Cùng tìm hiểu về văn hóa uống trà từ ngàn đời xưa của ông cha ta.
- Trong cung cấm chốn cung đình, Vua chúa xa xưa có thói quen thưởng trà rất cầu kỳ và công phu. Trà thường được ủ từ hôm trước, nước pha trà được hứng từ những giọt sương còn đọng lại trên búp sen vào sáng sớm hôm sau. Sau khi pha xong, trà được rót ra tách sứ long phụng, dâng bằng hai tay một cách cung kính lên “ơn trên”.
- Ở chốn Thiền môn, trà được xem như vật phẩm tĩnh toạ, nên có câu: “trà vị, Thiền vị, thị nhất vị”, nghĩa là trà và Thiền là một. Cách uống trà của Thiền môn thể hiện rõ nét những triết lý tu học qua bốn chữ: Hòa (sự hòa hợp của thiên nhiên và con người), Kính (kính trọng sự tồn tại của vạn vật), Thanh (sự thanh khiết của vật chất và tinh thần), Tịnh (sự bình an của tâm hồn).
- Ở nơi dân dã, không một ngôi làng Việt Nam nào thiếu quán cóc dưới gốc đa, với một ấm trà, vài chiếc ghế, một ống điếu thuốc lào, người uống trà có thể nhấm nháp thêm kẹo lạc, kẹo vừng, bánh đậu xanh…
Uống trà có thể là độc ẩm (uống một mình), đối ẩm (hai người) hoặc quần ẩm (nhiều người), nên người xưa có câu: “Trà tam, rượu tứ”. Mỗi độ Xuân về hay tiết Trung thu, các tao nhân mặc khách lại tụ họp cùng nhau thưởng trà, ngắm trăng, bình thơ. Mời trà và dùng trà cũng là cách để kiếm tìm tri kỷ, kết mối thâm giao.
Theo đó, một cuộc trà đúng lễ phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thủy (nước pha trà phải ngon), Nhì trà (loại trà tinh túy), Tam bôi, Tứ bình (dụng cụ và cách thức pha trà phải chuẩn), Ngũ quần anh (tri kỉ cùng thưởng trà).
Thú vui thưởng trà của người Việt ngày nay
Ngày nay, người sành trà Việt giờ không chỉ uống trà tại gia mà còn tìm đến các quán trà và hoặc các hội quán trà đạo. Một trong những hội quán trà đạo tại Hà Nội mà nhiều người yêu chè thường xuyên ghé đến đó là Hội Quán Trà nổi tiếng để thưởng thức những ly trà ngon.
Những người uống trà sành điệu miền Bắc thường uống trà không ướp hương, vì như thế sẽ không còn hương vị thật của trà. Khoảng mười năm trở lại đây trà được phát triển rộng rãi để phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu.
Ngày Tết hay trong sinh hoạt thường nhật, đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà. Thế nhưng, dù con người đang ở bất cứ trạng thái nào khi có tách trà trên tay cũng giúp cho người ta thấy lịch lãm thư thái. Chính vì vậy trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống mà còn được các nhà làm nghệ thuật sân khấu và điện ảnh thường sử dụng như một đạo cụ, một phương tiện để các nhân vật giao lưu giúp cho diễn viên nâng cao trình độ diễn xuất.
Tags: chè xanh thái nguyên, chè đinh, chè shan tuyết, chè đinh ngọc, chè nõn tôm, công ty bán chè, chè đức dung, chè thái nguyên, trà thái nguyên, chè tân cương, chè xanh